Nguồn gốc lịch sử Nhà tiêu dùng

Thuật ngữ này được phát minh ra lần đầu vào năm 1980 bởi Nhà tương lai học Alvin Toffler, và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều cây bút công nghệ lúc bấy giờ. Nhà tiêu dùng mang ý nghĩa một người cùng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo sản phẩm mà người có ý định mua. Các đột phá về công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất tự tiêu. Với sự giúp đỡ của các kỹ thuật sản xuất bảo quản, đồng sáng tạo diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau: thiết kế, sản xuất và phân phối. Nó cũng diễn ra giữa người tiêu dùng cá nhân, sau đó dẫn tới các cộng đồng đồng thiết kế.[2]

Hai tác giả Marshall McLuhan và Barrington Nevitt đã đề xuất trong cuốn sách năm 1972 Take Today, rằng với công nghệ điện tử, người tiêu dùng sẽ sớm trở thành nhà sản xuất. Trong cuốn sách năm 1980 của mình, Third Wave, Nhà tương lai học Alvin Toffler, đã phát minh ra thuật ngữ nhà tiêu dùng khi ông dự đoán rằng vai trò của nhà sản xuấtngười tiêu dùng sẽ dần hòa vào nhau thành một (mặc dù ông đã miêu tả từ đó trong cuốn sách, Future Shock năm 1970). Toffler mường tượng ra một thị trường bão hòa cao do việc sản xuất các sản phẩm được tùy biến bắt đầu thỏa mãn nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Để tiếp tục gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần bắt đầu quá trình tùy biến đại chúng, hay sản xuất đại trà các sản phẩm được cá nhân hóa.

Tuy nhiên, để đạt được mức độ cá nhân hóa cao, người tiêu dùng sẽ phải tham gia vào quá trình sản xuất, đặc biệt phải làm rõ các yêu cầu về thiết kế mà họ mong muốn.[3] Hiểu theo một cách nào đó, đây chỉ là một sự mở rộng hoặc bổ nghĩa cho một loại mối quan hệ mật thiết mà các khách hàng có với, ví dụ như kiến trúc sư, trong nhiều thập kỉ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các khách hàng sử dụng dịch vụ kiến trúc không phải là người dùng cuối đầu tiên hay duy nhất, một sự khác biệt được nêu ra trong bài luận trên H+ Magazine: The Decentralization of Architectural Agency as an Economic Imperative

Toffler đã phổ biến những thuật ngữ này và cả những ý tưởng khác ở thế kỉ 21. Cùng với nhiều tác phẩm được ra mắt công chúng hơn như Revolutionary Wealth (2006), người ta có thể công nhận và đánh giá cả khái niệm cũng như tính xác thực của thuật ngữ nhà tiêu dùng khi nó đang ngày càng được sử dụng ở quy mô toàn cầu. Rằng những khái niệm này đang có tác động toàn cầu, tuy nhiên, lại có thể được thấy rõ nhất với sự nổi tiếng của Toffler đã len lỏi vào mọi ngóc ngách ở Trung Quốc. Khi đang thảo luận về vài vấn đề với Newt Gingrich trong chương trình After Words trên đài C-SPAN vào tháng 6 năm 2006, Toffler đã nhắc đến việc cuốn sách Third Wave đang là cuốn sách bán chạy thứ hai tại Trung Quốc, chỉ sau cuốn sách của Mao Trạch Đông.[4]

Tác giả Don Tapscott tái giới thiệu khái niệm này trong cuốn sách năm 1995 của ông, The Digital Economy, và cuốn sách năm 2006 Wikinomics: How Mass Collaboration Changes Everything với tác giả Anthony D.Williams. George Ritzer cùng Nathan Jurgenson, trong một bài báo được trích dẫn rộng rãi, khẳng định rằng sản xuất tự tiêu đã trở thành một đặc tính quan trọng của thời kỳ Web 2.0. Nhà tiêu dùng tạo ra giá trị cho công ty mà không đòi hỏi một đồng lương nào.

Thuật ngữ nhà tiêu dùng của Toffler đã được mô tả rõ ràng và sâu hơi về mặt kinh tế bởi Philip Kotler, người đã xem ưu điểm / ưu đãi là một thách thức mới đối với các nhà tiếp thị. Philip Kotler dự đoán rằng mọi người cũng sẽ muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết kế một số hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu thụ, hơn nữa các máy tính hiện đại sẽ cho phép họ làm điều đó. Ông cũng mô tả một số lực lượng sẽ dẫn đến sự thịnh vượng hơn như các hoạt động và với lối sống bền vững hơn, chủ đề đó đã được phát triển thêm bởi Tomasz Szymaniak vào năm 2013 và 2015 trong hai cuốn sách tiếp thị.[5][6]